Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

BÍ MẬT GIỮA VI SINH ĐẤT VÀ ĐẤT CÓ QUAN HỆ GÌ VỚI NHAU ???

Vi sinh vật có mặt nhiều nhất trong đất so với các môi trường khác. Đây là môi trường có điều kiện thuận lợi để chúng sinh sản và phát triển. Tuy nhiên, vi sinh vật cũng đóng vai trò rất quan trọng trong kết cấu đất.
Vi sinh vật đất: rải rác ở nhiều điều kiện đất khác nhau như đầm lầy, cống rãnh, đồng nước trũng,… hay đất cát khô cằn. Trong khi đó, Đất có kết cấu từ những hạt nhỏ liên kết với nhau thành cấu trúc đoàn lạp của đất. Vậy yếu tố nào đã liên kết các hạt đất với nhau?

Vai trò của hệ vi sinh vật đất trong nông nghiệp hữu cơ

- Với số lượng, sự đa dạng và mật độ phân bố của vi sinh vật rộng rãi trong đất nên nó có những vai trò hết sức quan trọng:

- Cải thiện cấu trúc đất: khi bón vào đất những chất như Cellulose và Protein thì kết cấu của đất được cải thiện. Đó là do vi sinh vật phân giải xenluloza và protein đã phát triển mạnh mẽ, các sản phẩm phân giải của chúng và các chất tiết trong quá trình sống của chúng đã liên kết các hạt đất với nhau tạo nên cấu trúc đất.

- Chuyển hóa dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây trồng: Khi ta bón các loại phân hữu cơ và vô cơ vào đất, phân tác dụng nhanh hay chậm đến cây trồng là nhờ hoạt động của vi sinh vật. Vi sinh vật phân giải hữu cơ thành dạng vô cơ cho cây trồng hấp thụ, biến dạng vô cơ khó tiêu thành dễ tiêu.

- Vi sinh vật sống trong vùng rễ có quan hệ mật thiết với cây, chúng sử dụng những chất tiết của cây làm chất dinh dưỡng, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho cây qua quá trình hoạt động phân giải của mình. Vi sinh vật còn tiết ra các vitamin và chất sinh trưởng có lợi đối với cây trồng.

- Phân giải các chất hữu cơ trong đất: cellulose, lignin… để tạo nên các chất khoáng, mùn bổ sung cho đất.

- Hoạt động của vi sinh vật, nhất là nhóm háo khí đã hình thành nên một thành phần của mùn là axit humic. Axit humic cùng với các axit mùn khác có tác dụng kích thích sự phát triển của hệ rễ để hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn. Nếu được hấp thu trực tiếp qua lá chúng sẽ giúp tăng cường sự quang hợp của cây do kích thích sự hoạt động của các men tham gia trong quá trình quang hợp. Cường độ quang hợp mạnh cây sẽ sinh trưởng nhanh. Ngoài ra axit humic còn làm tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn.

- Chuyển hóa các chất khó tan thành chất dễ tan giúp cây trồng hấp thụ dễ dàng: lân.

- Giải phóng các chất khoáng bị giữ chặt trong đất thành dạng cây hấp thụ dễ dàng: lưu huỳnh, sắt, Kali…

- Cố định Nitơ trong không khí, chuyển hóa đạm thành dạng NH4+ và N03–  là dạng cây dễ hấp thu.



Theo nghiên cứu:
- Genxe: khi bón vào đất những chất như Xenluloza và Protein thì kết cấu của đất được cải thiện. Đó là do vi sinh vật phân giải xenluloza và protein đã phát triển mạnh mẽ, các sản phẩm phân giải của chúng và các chất tiết trong quá trình sống của chúng đã liên kết các hạt đất với nhau tạo nên cấu trúc đất.
- Rudacop: Nhân tố kết dính các hạt đất trong đất trồng cây họ đậu chính là một sản phẩm kết hợp giữa axit galactorunic và sản phẩm tự dung giải của vi khuẩn Clostridium polymyxa. Axit galactorenic là sản phẩm của thực vật được hình thành dưới tác dụng của enzym protopectinaza do vi khuẩn tiết ra. Các chất kết dính tạo thành kết cấu đất còn được gọi là mùn hoạt tính.
Mùn là nơi tích luỹ chất hữu cơ làm nên độ phì nhiêu của đất và là nhân tố tạo nên kết cấu đất. Sự hình thành và phân giải mùn đều do vi sinh vật đóng vai trò tích cực.
Vì vậy các điều kiện ngoại cảnh ảnh như canh tác cày bừa, xới đất, bón phân… đều ảnh hưởng trực tiếp đến vi sinh vật và qua đó ảnh hưởng đến hàm lượng mùn trong đất.
 Tác động của sự cày xới, đảo trộn đất đến vi sinh vật đất:
-   Cày xới, đảo trộn có tác dụng điều hoà chất dinh dưỡng, làm đất thoáng khí tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển mạnh.
-   Khi xới lớp đất canh tác nhưng không lật mặt, số lượng vi sinh vật cũng như cường độ hoạt động có tăng lên nhưng không nhiều bằng xới đất có lật mặt hoặc cày sâu.
-   Tuy nhiên quy luật trên chỉ áp dụng đối với đất úng ngập, còn ở đất cát nhẹ khô hạn thì việc xới xáo không hợp lý lại làm giảm lượng vi sinh vật.



 
Tác động của phân bón đến vi sinh vật đất :
-   Khi ta bón các loại phân hữu cơ và vô cơ vào đất, phân tác dụng nhanh hay chậm đến cây trồng là nhờ hoạt động của vi sinh vật.
-   Vi sinh vật phân giải hữu cơ thành dạng vô cơ cho cây trồng hấp thụ, biến dạng vô cơ khó tan thành dễ tan ... Ngược lại các loại phân bón cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật trong đất.
-   Phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh, bùn ao ... đặc biệt làm tăng số lượng vi sinh vật vì bản thân trong đó đã có một số lượng lớn vi sinh vật. Chất hữu cơ vào đất lại làm tăng số lượng vi sinh vật sẵn có trong đất, đặc biệt là vi sinh vật phân giải xenluloza, phân giải protein và nguyên sinh động vật.
-   Tuy vậy, các loại phân hữu cơ khác nhau tác động đến sự phát triển của vi sinh vật đất ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tỷ lệ C/N của phân bón.
-   Phân vô cơ cũng có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật đất vì nó có các nguyên tố N, P, K, Ca, vi lượng rất cần thiết cho vi sinh vật. Đặc biệt là khi bón phối hợp các loại phân vô cơ với phân hữu cơ sẽ làm tăng số lượng vi sinh vật lên từ 3 - 4 lần so với bón phân khoáng đơn thuần, đặc biệt là các vi khuẩn Azotobacter, vi khuẩn amôn hoá, nitrat hoá, phân giải xenluloza.
-   Khi trong đất có nhiều phân hữu cơ thì việc bón các loại phân vô cơ có tác dụng kích thích hoạt động phân giải chất hữu cơ của vi sinh vật. Bón vôi có tác dụng cải thiện tính chất lý hoá của đất, làm tăng cường hoạt động của vi sinh vật, nhất là đối với đất chua, mặn, bạc màu


 
Tác động của chế độ nước đối với vi sinh vật:
-         Đại đa số các loại vi khuẩn có ích đều phát triển mạnh mẽ ở độ ẩm 60 - 80%. Độ ẩm quá thấp hoặc quá cao đều ức chế vi sinh vật.
-         Chỉ có nấm mốc và xạ khuẩn là có thể phát triển được ở điều kiện khô.
-         Ở các ruộng lúa nước các loại vi khuẩn đã thích hợp với độ ẩm cao, tuy nhiên ở những ruộng có tính thấm nước cao được làm ải, sự phát triển vi sinh vật cũng tốt hơn. Đặc biệt là cân đối được tỷ lệ giữa hai loại háo khí và yếm khí.
Tác động đến chế độ canh tác khác tới vi sinh vật

Các loại thuốc hoá học trừ sâu, trừ bệnh, diệt cỏ gây tác động lớn tới vi sinh vật. Cũng như hệ sinh thái đất nói chung. Việc dùng các loại thuốc hoá học làm ô nhiễm môi trường đất. Tiêu diệt phần lớn các loại vi sinh vật và động vật nguyên sinh trong đất.
Sử dụng phân vô cơ trong thời gian dài ít bổ sung hữu cơ cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đất. Phân vô cơ làm gia tăng độ pH khiến hệ vi sinh vật bị mất cân bằng. Vi sinh vật gây hại sẽ chiếm đa số gây tổn thất đến cây trồng.

-  
Ngoài các chế độ phân bón, nước, làm đất, các chế độ canh tác khác cũng có tác dụng rõ rệt tới hoạt động của vi sinh vật.
- Ví dụ như chế độ luân canh cây trồng. Mỗi loại cây trồng đều có một khu hệ vi sinh vật đặc trưng sống trong vùng rễ của nó. Bởi vậy luân canh cây trồng làm cho khu hệ vi sinh vật đất cân đối và phong phú hơn. Người ta thường luân canh các loại cây trồng khác với cây họ đậu để tăng cường hàm lượng đạm cho đất.
- Các loại thuốc hoá học trừ sâu, diệt cỏ gây tác động có hại tới vi sinh vật cũng như hệ sinh thái đất nói chung. Việc dùng các loại thuốc hoá học làm ô nhiễm môi trường đất, tiêu diệt phần lớn các loại vi sinh vật và động vật nguyên sinh trong đất. Tất cả những biện pháp canh tác nói trên có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sự phát triển của vi sinh vật trong đất, từ đó ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sinh học, cụ thể là sự chuyển hoá các chất hữu cơ và vô cơ trong đất, ảnh hưởng đến quá trình hình thành mùn và kết cấu đất.
Những yếu tố này lại ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng. Bởi vậy, việc nghiên cứu đất sao cho thích hợp với năng suất cây trồng không thể bỏ qua yếu tố sinh học đất.

Nguồn: Tham khảo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét